Bài viết đặt cạnh hai tiểu thuyết: Totto-chan bên cửa sổ của nhà văn Nhật Bản Kuroyanagi Tetsuko và Chiến binh cầu vồng của nhà văn Indonesia Andrea Hirata thảo luận về vai trò của giáo dục trong quá trình làm chuyển hóa nội hàm khái niệm "cái khác" theo quan điểm hậu thuộc địa. Những sự tương tác giữa hai tác phẩm về nhân vật người đi học, không gian trường học, và các sự kiện liên quan đến mối quan hệ thầy-trò gợi lên những thảo luận về hành trình được giáo dục và tự giáo dục của các nhóm người bên lề như là cách thức làm chuyển hóa tâm lí của "kẻ khác", từ vị thế nhược tiểu về tri thức, văn hóa và xã hội đến vị thế làm chủ thế giới của chính họ. Cụ thể hơn, hình tượng người thầy và tiêu chí mới của văn minh trong giáo dục đã được nhấn mạnh ở cả hai tác phẩm như là một hoán dụ nghệ thuật của thông điệp nghệ thuật hướng tới việc xây dựng thế giới riêng của "cái khác" và cho "cái khác"., Tóm tắt tiếng anh, The article looks at Japanese author Kuroyanagi Tetsuko's Totto-chan by the window and Indonesian author Andrea Hirata's Rainbow Soldier to discuss the position of education in postcolonial theory. Both novels are seen as being preoccupied with the characters of students and teachers as well as the relationship between them
further, the novels are also seen as concerned with education as the way to move from a marginalized position to a position of power. The character of teacher/ guru and new criteria of civilization in education has been emphasized in both novels as an artistic metaphor for "the other".