Sự xuất hiện của một số hiện tượng văn xuôi Trung Quốc cuối thế kỉ XX như là đòn chót trong cuộc phá hủy trật tự văn học thiết lập từ nhiều thập niên kể từ sau ngày thành lập nước Trung Quốc mới (1949). Sự xuất hiện này đồng nghĩa với việc xác lập nên hình thái ý thức văn học mới, đưa sáng tác và tiếp nhận đến gần hơn với bản chất văn chương. Ngày nay, nói đến các hiện tượng văn xuôi Trung Quốc cuối thế kỉ XX là nói đến sự nghiệp đã qua của một lớp tác gia giờ đây đầu đã bạc. Nhìn từ góc độ nào đó, công việc ấy có chút tương tự như công việc của khảo cổ học, cũng có thể nói giống với việc vén màn thời gian nhìn lại một khúc quanh của văn học sử. Những thứ mà đương thời các hiện tượng văn học chủ trương lật đổ để xây dựng cái mới, thì giờ đây có thứ cũng lại đã đổ rồi, hay cũng chẳng còn gì là mới nữa. Đó ắt hẳn là "định mệnh" của bất kì công quả "tiên phong" đổi mới nào. Song thực ra, nếu không có cái định mệnh như thế thì đã không có lịch sử văn học đích thực. Việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách khách quan những đóng góp của các hiện tượng văn xuôi nổi bật cuối thế kỉ XX đối với sự phát triển của văn học đương đại Trung Quốc là điều hết sức cần thiết., Tóm tắt tiếng anh, The emergence of some literary phenomena in Chinese literature at the end of the 20th century was the last hit to the collapse of the literature order that had been established since several centuries ago after the founding of new China (1949). This emergence is considered equivalent to the establishment of an innovative literary concept, bringing literary composition and delivery closer to the nature of the literature. Nowadays, upon discussing the Chinese literary phenomenon at the end of the 20th century, it is inevitable to connect it with the life-long career of an aging generation of writers. To unearth the contribution of this generation is somehow similar to an archeologist's work and also comparable to the critical observation of a turning point in the literary history. Elements that those literary phenomena used to strive to overthrow in order to replace them with new concepts have been eradicated or outdated, which seems to be the "fate" of any "pioneering" movement. However, that fate is inevitable during the course of literary history. Therefore, it is deemed vital to conduct an objective research on the contributions of the outstanding literary phenomena at the end of the 20th century to the development of modern Chinese literature.