Trong nghiên cứu quan hệ quốc té, tri thức thường được coi là cơ sở về mặt thông tin, lý thuyết nhằm xây dựng chính sách hoặc luận giải các hiện tượng quan hệ quốc tế hơn là một yếu tố độc lập có ảnh hưởng tới sự vận động của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, những thay đổi của quan hệ quốc tế, sự phát triển cùa hệ thống lý thuyết quan hệ quốc tế, và đặc biệt là vai trò ngày càng nổi bật của khoa học - công nghệ trên nhiều phương diện của đời sống quan hệ quốc tế đã khiến tri thức dần được chú ý. Nghiên cứu sau đây sẽ xem xét ba xu hướng vận động của tri thức, bao gồm: giáo dục, nghiên cứu - phát triển, và chuyển giao công nghệ tại Đông Á. Từ đó, tác giả làm rõ đặc điểm và xu hướng vận động của tri thức tại khu vực này., Tóm tắt tiếng anh, In the study of international relations, knowledge is often considered as an informational, theoretical foundation for policy formulation or interpretation of international relations phenomena rather than an independent factor affecting the movement of international relations. However, after the end of the Cold War, changes in international relations, the development of the theoretical system of international relations, and especially the increasingly prominent role of science and technology in many aspects of international relations have made people gradually pay attention to knowledge. The following study examines three trends in knowledge movement, including education, research and development, and technology transfer in East Asia. In this connection, the author clarifies the characteristics and movement trends of knowledge in thisarea.