Ảnh hưởng của một số yếu tố đến gãy xương chi sau của chó và lựa chọn kỹ thuật điều trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Tuyền Mai, Bá Tiếp Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636.08929 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học Kỹ thuật thú y 2020

Mô tả vật lý: 45423

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409318

 Nghiên cứu ảnh hưởng của giống, tuổi, tính biệt và nguyên nhân gây gãy xương chi sau của chó đã được thực hiện trên 122 ca trong một năm tại Hà Nội. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm phỏng vấn, chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán X-quang với sự trợ giúp của C-arm. Các kỹ thuật đóng đinh Kirschner, nẹp vít, đóng đinh nội tủy có chốt và cố định ngoài được ứng dụng trong điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gãy xương chi sau của chó Poodle và Phốc là 55,67% và 16,35%
  cao hơn các giống khác. Gãy xương đùi chiếm tỷ lệ cao nhất (47,54%), tiếp theo là xương cẳng chân (34,43%), xương chậu (13,93%) và xương bàn - ngón (4%). Tần suất bắt gặp gãy xương ở chó dưới 1,5 tuổi gấp 3 lần so với chó ở độ tuổi từ 1,5 đến 3 tuổi và xấp xỉ gấp 13 lần so với chó trên 3 năm tuổi. Chó đực có nguy cơ gãy xương gấp 1,5 lần so với chó cái. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thường gặp nhất gây gãy xương chi sau. Các kỹ thuật điều trị đã được lựa chọn phù hợp với vị trí xương gãy, đặc điểm ổ gãy và sự chấp nhận của chủ nuôi chó để có kết quả điều trị tốt, 100% chó được điều trị có thể vận động trở lại., Tóm tắt tiếng anh, The objective of this study aimed at assessing the affects of breed, age, sex and causes to hind-limb fractures of 122 dogs in Ha Noi for a year period. The diagnosed methods included interviewing, routine clinical diagnostics, radiography and C-arm equipment. There were different interventional options for bone fractures including IM with Kirschner nails, IM with proximal and distal locking, screwing and external casting were employed for treatment. The studied results showed that the fracture rate of the small dog breeds (Poodle and Pomeranian) were 55.67% and 16.35%, respectively, higher than that of the other breeds. Femur fracture accounted for the highest fracture rate (47.54%), followed by tibia and fibula fracture (34.43%), pelvis fracture (13.93%) and fracture of foot bones (4%). The fracture incidence of dogs under 1.5 years of age was 3 times higher than that of the dogs from 1.5 to 3 years old, and 13 times higher than that of the dogs older than 3 years of age. The male dogs were shown to have higher fracture rate than the female dogs. Traffic accidents were the main reasons causing hind-limb fractures in dogs. The intervention techniques were selected suitably according to the position and features of the fracture and owner acceptance for the effective treatment, 100% of the treated dogs could move again.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH