Đặc điểm tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trọng Thăng Đỗ, Văn Phú Nguyễn, Anh Tuấn Trần, Minh Tiến Trần, Thị Minh Thu Trần, Thị Hà Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 2020

Mô tả vật lý: 29 - 34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409409

 Kết quả áp dụng phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB cho đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương cho thấy: Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh được chia làm 3 nhóm đất, 11 đơn vị đất và 19 đơn vị đất phụ, trong đó nhóm đất phù sa (Fluvisols) chiếm diện tích lớn nhất với 72.033,90 ha
  nhóm đất xám (Acrisols) có diện tích 4.011,93 ha
  nhóm đất glây (Gleysols) có diện tích 2.560,39 ha. Có sự biến động khá lớn về diện tích một số loại đất: Diện tích đất mặn và đất phèn (Salic Fluvisols và Thionic Fluvisols) giảm khá rõ so với số liệu nghiên cứu trước đây, giảm tương ứng 67% và 22%. Kết quả đánh giá chất lượng đất tầng canh tác cho thấy chất lượng đất của tầng canh tác khá tốt và có sự biến động khá rõ: Đất chua hơn, pH giảm 0,5 đến 1,0 đơn vị
  hàm lượng hữu cơ cũng có xu thế giảm so với trước đây, trong khi hàm lưỢng lân dễ tiêu tăng khá cao, trên 60% diện tích đất có hàm lượng lân dễ tiêu tầng mặt ở mức giàu. Cần có giải pháp thích hợp như bón vôi, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, bón phân cân đối để khắc phục các biến động xấu và nâng cao độ phi nhiêu đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH