Việt Nam đang tiến hành cải cách hành chính và cải cách công vụ, chuyển đổi mô hình "quản lý nhà nước" từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước trong cơ chế kinh tế kế hoạch sang mô hình "quản lý hành chính công" những năm đầu của thế kỷ 21 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, phù hợp với xu thể phát triển của nền hành chính công ở các nước phát triển, chúng ta đang từng bước chuyển đổi sang mô hình "quản lý công" và một số mô hình quản lý mới đã xuất hiện ở các nước phát triển trên thế giới. Trên cơ sở phân tích những thành công của các cải cách đã tiến hành và đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại đang làm chậm quá trình phát triển kinh tế của đất nước, bài viết dưới đây trình bày một số suy nghĩ về việc lựa chọn một mô hình quản lý công mới phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới trong quá trình cải cách nền hành chính công ở nước ta trong những năm sắp tới., Tóm tắt tiếng anh, Vietnam has been undertaking public administrative reform and public service reform, transitioning from the "state management" model of the centrally-planned economic system adopted during the 1980s and 1990s to the "public administrative management" model of the socialist-oriented market economic system adopted since the beginning of the 21st century. Recently, responding to the development trend of the public administration in the developed countries, we are gradually moving to the "public management" and some new management models in public sector. The following writing presents some insightful thoughts on achievements and current challenges that impede the national economic development. Which model we can choose for making a successful transition to the new management model in public sector in our country?