Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đường tiêu hóa đôi ở trẻ em

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Minh Thư Hồ, Đức Duy Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2022

Mô tả vật lý: 115-120

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409569

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đường tiêu hóa đôi ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhi có kết quả giải phẫu bệnh xác định đường tiêu hóa đôi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2019 - 6/2021. Kết quả: Có tất cả 35 bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh với tỉ lệ nam/nữ = 1/1,2. Tuổi trung bình 42,2 ± 35,5 tháng tuổi (nhỏ nhất 17 ngày tuổi, lớn nhất 11 tuổi), trong đó 60,0% bệnh nhi lớn hơn 24 tháng tuổi. Tỉ lệ xuất hiện nang ở hồi tràng là 57,1%, góc hồi-manh tràng (22,8%), 1/3 dưới thực quản (14,3%), dạ dày (2,9%) và tá tràng (2,9%). Tất cả đều có dạng cầu và 42,8% trường hợp có niêm mạc dạ dày lót trong lòng nang. Tỉ lệ trẻ được chẩn đoán đường tiêu hóa đôi trước sinh là 17,1%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng (62,9%), nôn (42,9%) và trướng bụng (14,3%). 33/35 kết quả siêu âm cho hình ảnh nang dịch có thành ống tiêu hóa, độ chính xác khi xác định vị trí ĐTHĐ bằng siêu âm là 77,1 - 100,0%. CT-scan có hình ảnh nang bắt thuốc tương tự thành ống tiêu hóa trong 60,0% trường hợp. Độ chính xác trong định vị ĐTHĐ trên CLVT là 80,0-100,0%. Kết luận: Đường tiêu hóa đôi có đặc điểm lâm sàng đa dạng, không điển hình, chủ yếu là đau bụng và nôn. Siêu âm và cắt lớp vi tính là hai hình ảnh học đầu tay trong chẩn đoán. Vị trí thường thấy nhất là hồi tràng, kết quả giải phẫu bệnh có thể là biểu mô ruột hoặc niêm mạc dạ dày lạc chỗ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH