Trước đây thuốc tê nồng độ cao thường được sử dụng trong tê ngoài màng cứng để giảm đau chuyển dạ và có nhiều nhược điểm. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ thấp Bupivacain 0,0625%. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tính an toàn của gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain 0,0625% với Fentanyl 2mcg/ml trong giảm đau chuyển dạ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp tiến cứu không nhóm chứng. Thực hiện với 108 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 11/2019 đến 07/2020. Sau khi tê ngoài màng cứng, sản phụ được bơm liều nạp rồi truyền liên tục Bupivacain0,0625% với fentanyl 2mcg/ml 12ml/giờ. Biến số nghiên cứu là thang điểm đau VAS, ức chế vận động, tổng lượng thuốc, cách sinh, chỉ số Apgar, tác dụng phụ. Kết quả: VAS sau tê 15 phút, giai đoạn 1, giai đoạn 2 là 1,86±0,35
1,77±0,44
3,53±0,5 giảm có ý nghĩa thống kê so với trước tê là 7,0±0,72. Tỷ lệ không ức chế vận động là 98,1%
lượng thuốc Bupivacain 19,95±5,45
sinh tự nhiên 68,5%, sinh dụng cụ 8,3%, mổ lấy thai 23,2%
Apgar ≥7 tại 1 phút 90,7%, 5 phút 100%
tác dụng phụ rất ít như tụt huyết áp 0,9%, buồn nôn và nôn 2,7%, lạnh run 2,7%
không ca nào biến chứng nặng như tê cao, ngộ độc thuốc tê.