Hiện tại đã có những nghiên cứu lý giải hay nhận định rất sâu sắc về tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ (TNB): Tính trọng nghĩa, trọng tình, bao dung, hiếu hòa,... Theo các nhà nghiên cứu, hệ tính cách này chủ yếu được hình thành trên nền tảng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ở vùng TNB. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tâm lý học tôn giáo, quá trình hình thành và điều chỉnh tâm lý, tính cách con người ở một vùng đất nào đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tôn giáo (và niềm tin vào tư tưởng đạo đức hay tín ngưỡng) mà họ sùng tín. Từ đó, tư tưởng tôn giáo góp phần giáo dục tính cách, quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và cộng đồng, tạo thành nền tảng đạo đức xã hội bền vững. Trên cơ sở lý luận đó, bài viết này chúng tôi bước đầu lý giải về mối quan hệ giữa tư tưởng của các giáo phái/tôn giáo nội sinh Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH), Tứ n Hiếu Nghĩa (T HN) và Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) với việc hình thành tính cách của người Việt vùng TNB, và qua đó cho thấy tầm quan trọng của tư tưởng tôn giáo trong các vấn đề phát triển xã hội của vùng hay cả nước.