Kết quả dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung ở thai phụ mang đơn thai từ 14 - 32 tuần

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Thành Cao, Tuyết Trinh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phụ sản 2023

Mô tả vật lý: 49-54

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409666

 Sinh non là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và là một trong các mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản khoa và nhi khoa vì để lại nhiều di chứng và biến chứng. Sử dụng vòng nâng Pessary để điều trị cổ tử cung ngắn được đề xuất lần đầu vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Nhằm đánh giá kết quả dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu: (1) Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các thai phụ có chỉ định đặt vòng nâng cổ tử cung. (2) Đánh giá hiệu quả của đặt vòng nâng và kết quả kết thúc thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 69 thai phụ được chỉ định đặt vòng nâng cổ tử cung tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 6/2020 đến 6/2022. Kết quả: Tỷ lệ các thai phụ được đặt vòng nâng cổ tử cung không có triệu chứng lâm sàng chiếm 72,5%. 88,4% các trường hợp không có tác dụng không mong muốn sau đặt vòng, tăng tiết dịch âm đạo là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất chiếm 7,2%. Tuổi thai trung bình khi sinh sau đặt vòng là 36,2 ± 4,3 tuần. Cân nặng trẻ khi sinh trung bình là 2531,9 ± 825,2 gr. Tiếp xúc với thuốc lá và biến đổi lỗ trong cổ tử cung, là các yếu tố được xác định có liên quan đến sinh trước 37 tuần với aOR lần lượt là aOR = 9,07 (95%CI: 1,69 - 48,55
  p = 0,010), aOR = 15,13 (95%CI: 2,95 - 77,61
  p = 0,001). Kết luận: Vòng nâng cổ tử cung là phương pháp hiệu quả trong dự phòng sinh non, ít xâm lấn, tỷ lệ biến chứng thấp., Tóm tắt tiếng anh, Premature birth is the main cause of infant mortality and it is one of the primary concerns of obstetricians and pediatricians, due to its many sequelae and complications. The use of a cervical pessary for treating short cervix was first proposed in the late 1950s and early 1960s. In order to evaluate the results of the prevention of preterm birth with cervical pessary, we conducted this study. Research with the following objectives: (1) To survey some clinical and subclinical characteristics of pregnant women who were indicated for cervical pessary. (2) Evaluation of the effectiveness of cervical pessary and pregnancy outcomes. Methods: A cross-sectional descriptive study of 69 pregnant women indicated for cervical pessary at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital, and Hue Central Hospital. Conducted between June 2020 to June 2022. Results: Pregnant women with asymptomatic short cervical accounted for 72.5%. There were 88.4% cases that had no side effects by cervical pessary treatment, vaginal discharge was the most common undesirable effect, accounting for 7.2%. The mean gestational age at birth was 36.2 ± 4.3 weeks. The average birth weight of infants was 2531.9 ± 825.2 g. Drug exposure and cervical funneling were identified factors related to delivery before 37 weeks with aOR = 9.07 (95%CI: 1,69 - 48,55
  p = 0,010), aOR = 15.13 (95%CI: 2.95 - 77.61
  p = 0.001), respectively. Conclusions: Cervical pessary is a minimally invasive method with a low complication rates and this is an effective method for preventing preterm birth in women with short CL.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH