Thực trạng thực hành liệu pháp tập thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Giang Thanh Chu, Thị Thảo Lê, Thị Kim Quyên Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ 2023

Mô tả vật lý: 45517

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409696

Báo cáo GOLD 2020 nhấn mạnh về vai trò nổi bật của vật lý trị liệu - phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) bao gồm liệu pháp tập thở trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thực hành tập thở trên người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đánh giá dựa theo bảng kiểm liệu pháp tập thở trên 100 người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Quận 11. Kết quả: Tỷ lệ nhóm tuổi ≥ 60 chiếm đa số (76%) và có tới 74% bệnh nhân là nam giới. Có 6 người bệnh không tham gia liệu pháp tập thở cơ hoành chủ động. 100% người bệnh tham gia liệu pháp tập thở chúm môi. Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 2 trong liệu pháp tập thở chúm môi chiếm tỷ lệ cao nhất (99%). Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 1 và 2 trong liệu pháp tập thở cơ hoành chiếm tỷ lệ cao nhất (80% và 84%). Kết luận: Liệu pháp tập thở là một trong những liệu pháp hô hấp hỗ trợ người bệnh hô hấp đặc biệt là người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng thực trạng thực hành liệu pháp tập thở trên người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn thấp, Tóm tắt tiếng anh, The GOLD 2020 report highlights the prominent role of physiotherapy - rehabilitation including breathing therapy in managing the chronic obstructive pulmonary disease. Objectives: To evaluate the reality of breathing practice in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Materials and method:A cross-sectional descriptive study. Evaluation based on a checklist of breathing exercises on 100 chronic obstructive pulmonary disease patients being treated at Tây Nguyên Regional General Hospital and District 11 Hospital. Results: The percentage of age group ≥ 60 accounted for the majority (76%) and up to 74% of patients were male. There were 6 patients who did not participate in active diaphragmatic breathing therapy. 100% of patients participate in pursed-lip breathing therapy. The percentage of patients who followed step 2 correctly in the group of mouth breathing exercises accounted for the highest rate (99%). The percentage of patients who followed steps 1 and 2 correctly in diaphragmatic breathing therapy accounted for the highest rate (80% and 84%). Conclusion: Breathing exercise therapy is one of the respiratory therapies to support respiratory patients, especially patients with chronic obstructive pulmonary disease. However, the reality of practicing breathing exercises on chronic obstructive pulmonary disease patients is still low.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH