Nghiên cứu này sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên Hà Nội. Đây là một mô hình được công nhận để nghiên cứu sự chấp nhận các sản phẩm công nghệ mới (Aydin và cộng sự., 2016). Các biến độc lập được xem xét bao gồm: nhận thức về tính hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức độ tin cậy, ảnh hưởng xã hội và đổi mới cá nhân trong công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các biến này có tác động tích cực đến hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên Hà Nội. Trong đó, tính đổi mới cá nhân trong công nghệ thông tin, nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên Hà Nội, tiếp đến là nhận thức tính hữu dụng, ảnh hưởng xã hội và nhận thức tính tin cậy., Tóm tắt tiếng anh, This study uses the Technology Acceptance Model (TAM) to find out the factors affecting the behavior of using e-wallets of Hanoi students. This is a widely known model to study the adoption of new technology products (Aydin et al., 2016). The independent variables considered include perceived usefulness, perceived ease of use, perceived trust, social influence and personal innovation in information technology. The research results show that all these variables have a positive impact on the behavior of using e-wallets of Hanoi students. In which personal innovation in information technology, perceived ease of use has the strongest influence on the behavior of using e-wallets of Hanoi students, followed by perceived usefulness, social influence. and perceived trust.