Sự sai lệch giữa khung lý thuyết về sự can thiệp của dự án và thực tế quan sát: Trường hợp dự án Phước Hòa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Nguyệt Nguyễn, Tessier Olivier

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Dân tộc học 2022

Mô tả vật lý: 48 - 58

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409763

Mô tả và phân tích các phương thức quản lý nước tại địa phương được áp dụng ở hai khu tưới thuộc dự án thủy lợi Phước Hòa trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Dự án này do Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp và Ngân hàng phát triển châu Á đồng tài trợ. Hai khu tưới này được thiết kế theo cùng một cách tiếp cận: áp dụng mô hình về quản lý tưới có sự tham gia (PIM - Participatory Irrigation Management), nhằm nâng cao năng lực của người sử dụng nước và đặt họ vào trung tâm của mô hình quản trị tài nguyên nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trên thực tế, quá trình chuẩn bị và thành lập các tổ chức quản lý tập thể nguồn nước mang tính rập khuôn và áp dụng theo mô hình từ trên xuống là trái với mục đích của phương pháp PIM. Sự lệch pha này là hệ quả của nhiều ràng buộc từ bên ngoài mà dự án muốn áp đặt (sự không tương thích giữa "thời gian của dự án" với "thời gian của nông dân") và thực tiễn quản lý từ trên xuống trong ngành thủy lợi vốn có trong thời kỳ kế hoạch hóa bao cấp ở Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, The article describes and analyzes local water management methods applied in two irrigated areas of Phuoc Hoa irrigation project in the Dong Nai - Saigon river basin. This project was co-financed by the government of Vietnam, the French Development Agency and the Asian Development Bank. These two irrigated areas were designed with the same approach: applying a model of Participatory Irrigation Management (PIM) to enhance the capacity of water users and put them at the center of the model of water resource management. Research results showed that, in reality, the process of preparing and establishing collective management organizations for water resources was replicated and applied in a top-down model, which was contrary to the spirit and purpose of the PIM method. This divergence wasfound to be the result of various external constraints imposed by the project (the ideal type, incompatibility between "project time'' and "farmer time") and the top-down technocratic management in the irrigation sector, which has existed since the period of subsidised planning in Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH