Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 439 trẻ em (độ tuổi trung bình là 12,6), có cha mẹ đang đi làm xa ở 4 tỉnh tại Việt Nam gồm: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thái Bình và Nghệ An. Nhóm đối chứng là 348 trẻ ở cùng với cha mẹ tại các địa bàn này. Thang đo Hạnh phúc tâm lý - Psychological Well-Being Scale (CW-PWBS) và Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội - Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS) là hai thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho biết mức độ hạnh phúc tâm lý của trẻ em có cha mẹ đi làm xa và trẻ em ở cùng với cha mẹ không có sự khác biệt. Sự khác biệt về hạnh phúc tâm lý được báo cáo trong các nhóm khách thể khác nhau về giới tính, độ tuổi của trẻ, thời gian cha mẹ rời xa và tần suất trẻ liên lạc với cha mẹ. Nhận thức của trẻ về sự trợ giúp xã hội có tương quan thuận đáng kể với hạnh phúc tâm lý và dự đoán được sự gia tăng mức độ hạnh phúc tâm lý ở các em, trong đó hỗ trợ từ gia đình có tác động mạnh nhất., Tóm tắt tiếng anh, This paper presents the results of a survey on 439 left-behind children of labor migrant parents in rural areas, by comparing them with a control group of 348 children living with their parents in four rural areas of Vietnam including Thai Nguyen, Bac Ninh, Thai Binh and Nghe An provinces. The Psychological Well-Being Scale (CW-PWBS) and The Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS) were used for this study. The study found no difference in the level of psychological well-being between left-behind children and the control group. Differences in psychological well-being were reported in groups by gender, age, time of separation, and contact frequency. The perceived social support significantly positively correlated with psychological well-being and predicted an increase in psychological well-being, in which family support was the largest effect factor.