Phụ nữ và chủ nghĩa hiện đại: Tự lực văn đoàn với vấn đề phụ nữ ở Việt Nam những năm 1930

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ánh Dương Đoàn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Văn học 2021

Mô tả vật lý: 45369

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409791

Vấn đề phụ nữ nổi lên như một chủ điểm quan trọng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Tình cảnh thuộc địa khiến cho lúc ban đầu, các thảo luận về vấn đề phụ nữ hiện diện như một đề tài nhưng đồng thời cũng như là "ẩn dụ" khi các trí thức thuộc địa thường kết nối các vấn đề của phụ nữ trong các dự án chính trị về cải cách xã hội và kiến tạo quốc gia - dân tộc. Đến những năm 1930, các hoạt động vì quyền phụ nữ, nam nữ bình quyền và nữ quyền đã phát triển thành các phong trào chính trị xã hội, hướng phụ nữ vào cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giới nữ nhưng đồng thời vẫn kết nối họ với các phong trào cách mạng dân tộc và cải cách xã hội. Hoạt động trong tư cách một nhóm văn chương có tư tưởng xã hội, hướng tới tầng lớp bình dân và các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Tự lực văn đoàn đã dành sự chú tâm tới phụ nữ và các vấn đề mà phụ nữ phải đối diện. Thông qua việc tìm hiểu nhãn quan của một tổ chức dân sự có tầm ảnh hưởng rộng rãi đương thời như Tự lực văn đoàn với vấn đề phụ nữ, nghiên cứu này thảo luận về một cách thức kết nối phụ nữ Việt Nam với chủ nghĩa hiện đại, thúc đẩy sự tự chủ cũng như hình thành ở họ các quan niệm về cá nhân, giới, xã hội và dân tộc như là tiền đề cho một quá trình hiện đại hóa vấn đề phụ nữ ở Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, The woman question emerged as a critical topic in early twentieth-century Vietnam. Intellectuals and activists initially engaged with the subject metaphorically in general projects of social reform and nation-building owing to the colonial condition. Vietnamese women participated in social movements to fight for women's rights, which were developed from activities for gender equality and feminism in the 1930s. Self-Strength Literary Group, a widely influential civil group, who focused their attention on the commoners in colonial and national context, paid attention to women's issues. This paper explores the ideologies of this group to relate Vietnamese women to modernism so as to promote their conception of individuality, gender, society and nation.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH