Tính toán tổng sản lượng sơ cấp (GPP) trong canh tác lúa theo mô hình quang hợp thực vật (VPM) - Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kiều Diễm Nguyễn, Kiều Diễm Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học đất 2021

Mô tả vật lý: 128 - 132

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409820

Nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu ước tính tổng sản lượng sơ cấp từ hiện trạng canh tác lúa khu vực ĐBSCL sử dụng mô hình quang hợp thực vật (VPM). Các số liệu nhiệt độ, lượng bức xạ tới dùng trong quang hợp (PAR) thu tại các trạm khí tượng được sử dụng đề tính toán ảnh hưởng nhiệt độ đến cây trồng (Tscalar). Các chỉ sõ nước bề mặt (LSWI), chỉ số thực vật tăng cường (EVI) trích xuất từ dữ liệu viễn thám (MODIS MOD09A1) dùng để tính toán ảnh hưởng của nước (Wscalar) và các giai đoạn sinh trưởng (Pscalar). Lượng ánh sáng sử dụng cho cây lúa được tính toán qua lượng ánh sáng tối ưu kết hợp với nhiệt độ, lượng nước cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa. GPP sau cùng được tính toán bằng PAR, eg và EVI. Kết quả cho thấy, GPP năm 2018 ở khu vực ĐBSCL từ hiện trạng lúa 2 vụ là 3.282,14 tấn C/năm, lúa 3 vụ là 3.240,25 tấn C/năm. Nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng mô hình VPM để tính toán GPP cho các đối tượng thực phú khác nên được quan tâm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH