Đánh giá kết quả giảm ê buốt trên răng cối nhỏ và răng cối lớn bằng laser công suất thấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Diệp Gia Huấn Đỗ, Nguyên Lâm Lê, Hoàng Giang Nguyễn, Huy Hoàng Trí Nguyễn, Kim Định Trầm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ 2023

Mô tả vật lý: 165-174

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409953

 Xác định đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả giảm ê buốt trên vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn bằng laser công suất thấp. Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên với 236 răng cối nhỏ và răng cối lớn được chia làm 2 nhóm điều trị (n=118 mỗi nhóm): nhóm I (laser diode 810nm, 0,5W) và nhóm II (kem GC Tooth Mousse) từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trên, đánh giá ê buốt răng bằng kích thích hơi. Kết quả: Tuổi trung bình là 33,35±13,5 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 57,4%, nam chiếm 42,6%, đa số vị trí ê buốt ở cổ răng (98,3%), yếu tố khởi phát ê buốt răng phổ biến nhất là kích thích lạnh (88,1%), chải răng ngang (81,2%) là yếu tố nguy cơ chính liên quan tình trạng ê buốt răng. Ở cả hai nhóm đều có hiệu quả giảm ê buốt răng tại các thời điểm tức thì và 3 tháng sau điều trị (p<
 0,001). Hiệu quả giảm ê buốt răng của nhóm I và nhóm II tương đương nhau tại thời điểm 3 tháng sau điều trị (Điểm số VAS: 2,72 ± 2,31 và 3± 2,1, p=0,14). Tỷ lệ điều trị thành công của nhóm I là 70,4% ngay sau điều trị và 78% sau 3 tháng điều trị. Kết luận: Người trưởng thành có thói quen chải răng ngang dễ mắc ê buốt răng hơn, đặc biệt ở vùng cổ răng. Laser công suất thấp (810nm, 0,5W) có hiệu quả giảm ê buốt răng tức thì và sau 3 tháng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH