"Người đọc" của Nguyễn Tuân trong tình thế cách mạng (Tiếp cận xã hội học văn học về trường hợp Chùa đàn)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ánh Dương Đoàn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Văn học 2021

Mô tả vật lý: 103-118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 410028

 Sau Cách mạng mùa Thu năm 1945, các nhà văn Việt Nam đứng ở một vị thế và trong một tình thế sáng tạo mới: nhà văn của một nước độc lập tìm hướng đi mới vượt thoát những câu thúc của di sản thuộc địa. Nhằm mục tiêu tập hợp lực lượng và xây dựng nền văn hóa mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm phương cách tổ chức một mặt trận văn hóa thống nhất, trong đó có hướng sự chú ý tới các nhà văn thành danh từ trước Cách mạng. Các nhà văn tham gia vào các hoạt động chính trị và theo đó, trường chính trị mới hình thành này cũng dần tỏa bóng ảnh hưởng lên các hoạt động văn học nghệ thuật. Trong số các nhà văn này, Nguyễn Tuân nhanh chóng thể hiện quyết tâm "lột xác" để sửa đổi tư tưởng văn chương của mình đồng thời chủ động tìm kiếm những cách tân nghệ thuật cho phù hợp với tình thế mới của đất nước, từng bước khiến cho văn chương hiện diện như một bộ phận của cuộc kháng chiến toàn dân tộc. Từ góc nhìn xã hội học văn học, nghiên cứu này phác dựng định chế văn hóa văn nghệ những năm 1940 nhìn từ phương diện đáp ứng các yêu cầu kháng chiến và kiến quốc
  đồng thời, thông qua việc phân tích những chuyển biến trong tư tưởng xã hội và quan niệm nghệ thuật chi phối các mối tương tác và thực hành nghệ thuật của nhà văn, xét qua trường hợp Nguyễn Tuân, tìm cách lý giải về một thời điểm quan trọng khởi sinh và định hình tính chất của nền văn nghệ nước Việt Nam mới.  , Tóm tắt tiếng anh, After the August Revolution of 1945, a new situation faced many Vietnamese writers who were then the citizens of an independent nation-state and tried to go beyond the limits brought about from the colonial heritage. In order to assemble forces and create a new culture, the Communist Party of Vietnam tried to organize a front of cultural unity with which it wanted to involve the participation of any authors who had been famous by the time of the revolution. Many authors engaged in political activities, and consequently, this newly created political field in turn gradually influenced contemporary literary and artistic practices. Among those authors, Nguyen Tuân expressed his attempts to "change his own self' (lột xác), correcting his literary ideology as well as exploring artistic innovations which were appropriate to the revolutionary situation of the country. He actively promoted literature as a part of the national resistance against the French. This paper, relying in the sociological approach to literature, examines artistic and cultural practices in the 1940s, pointing out how they met the requirements for the resistance and nation-building. This paper also analyzes Nguyen's changes in social and artistic conceptions and associated literary practices. Doing so, the paper argues that it is this historically critical situation that gave shape to new practices of art and literature of the new Vietnamese nation.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH