Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 381 sinh viên Y học dự phòng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 3 phần chính nhằm đánh giá các dấu hiệu stress (thang đo DASS-21), chiến lược ứng phó khi gặp stress (CSI) và các yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội có liên quan đến việc lựa chọn các chiến lược ứng phó với stress. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 45,5%
63,0%
49,6%. Khi gặp stress, sinh viên Y học dự phòng có khuynh hướng lựa chọn chiến lược ứng phó "Cấu trúc lại nhận thức" và ít khi chọn "Bộc lộ cảm xúc". Sinh viên nữ thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó "Tìm kiếm chỗ dựa xã hội" hơn so với các sinh viên nam. Kết luận: Tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên Y học dự phòng khá cao. Phần lớn sinh viên lựa chọn các chiến lược mang tính tích cực để ứng phó với stress. Khi xây dựng các chương trình can thiệp, nhà trường cần lưu ý đến các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội.