Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa thổ cẩm - Trang phục truyền thống đặc trưng của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh Cách mạng 4.0 hiện nay - Thực trạng và các giải pháp đặt ra

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Sơn Ngô

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 410174

Thổ cẩm có một vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân tộc thiểu số. Nó là giá trị đã được kết tinh của tinh hoa thủ công truyền thống và là biểu kiến vật chất đặc trưng nhất của văn hóa tộc người. Đặc biệt, giá trị văn hóa thổ cẩm là yếu tố then chốt kiến tạo nên văn hóa truyền thống của các tộc người Việt Nam. Ở cấp độ đời sống thực tiễn, thổ cẩm đóng vai trò là chất liệu chủ đạo của trang phục gắn liền với sinh hoạt hằng ngày. Ở một cấp độ cao hơn, thổ cẩm chính là đặc trưng nhận diện và phân biệt các dân tộc với nhau. Thông qua họa tiết, hoa văn đặc thù trên trang phục làm từ chất liệu thổ cẩm, sắc thái tộc người được biểu hiện cũng như cho thấy dấu ấn ảnh hưởng của sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người cộng cư với nhau. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cách mạng công nghiệp 4.0), vốn đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, cũng có tác động hai chiều tích cực và hạn chế đến giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Vấn đề cấp bách được đặt ra là, làm thế nào để vừa duy trì được phương thức truyền thống đặc sắc và giữ nguyên được hàm lượng văn hóa trong sản phẩm, vừa ứng dụng được thành tựu của khoa học kỹ thuật để rút ngắn công sức và thời gian sản xuất? Bài viết phân tích các giải pháp nhằm giải quyết một phần vấn đề cấp bách được đặt ra.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH