Nghiên cứu invitro về sự khít sát của của kỹ thuật trám bít ống tủy một cây cone

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Lâm Lê, Huỳnh Trang Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 204-208

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 410201

 So sánh sự khít sát của khối vật liệu vào thành ống tủy của kỹ thuật trám bít ống tủy một cây cone giữa các vị trí 1/3 cổ,1/3 giữa và 1/3 chóp. Phương pháp nghiên cứu: in vitro, chọn mẫu thuận tiện. 15 răng cửa giữa hàm trên sau khi nhổ được rửa dưới vòi nước trong 1 phút, khử trùng bằng cách ngâm trong dung dịch Hexanios 2% ít nhất 2 giờ, bảo quản trong dung dịch Formol 10%. Răng được sửa soạn bằng hệ thống trâm dũa tay ProTaper với kỹ thuật Crown-down và trám bít ống tủy bằng phương pháp một cây cone F3 đến hết chiều dài làm việc với xi măng AH26. Đánh giá sự khít sát của khối vật liệu ở các vị trí 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp. Kết quả: Trám bít bằng kỹ thuật một cây cone có 3 răng (20%) không có khoảng trống, trung bình phần trăm diện tích khoảng trống của khối vật liệu là 1,49±1,35%. Tại vị trí 1/3 cổ có phần trăm diện tích khoảng trống cao nhất trong tất cả các vị trí (8,61%). Phần trăm diện tích khoảng trống tại 1/3 cổ nhiều hơn tại 1/3 chóp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
 0,05) bằng kiểm định Wilcoxon. Kết luận: Ở kỹ thuật trám bít ống tủy một cây cone, độ khít sát giảm dần từ 1/3 cổ đến 1/3 chóp (trung vị phần trăm diện tích khoảng trống là 1/3 cổ: 1,68%, 1/3 giữa: 0,41%, 1/3 chóp: 0%). Sử dụng kỹ thuật một cây cone trám bít ống tủy ở 1/3 chóp đạt được hiệu quả bít kín ống tủy tối ưu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH