Ảnh hưởng của ethanol lên quá trình sinh trưởng và phát triển trên mô hình ruồi giấm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Trâm Anh Lê, Thu Hằng Lê, Thị Tuyết Nguyễn, Trọng Tuệ Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576.5 Genetics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam 2023

Mô tả vật lý: 108-112

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 410588

Ethanol có nhiều trong đồ uống và là một trong những chất gây nghiện khi lạm dụng. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh trẻ sinh ra từ bà mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai có thể gặp vấn đề lớn về sức khỏe trong đó có Hội chứng nhiễm rượu ở bào thai (FAS). Năm 1987, Ranganathan và cộng sự chứng minh rằng ruồi giấm nhạy cảm với độc tính của ethanol và cho những biểu hiện tương tự người mắc FAS. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster) để đánh giá ảnh hưởng của ethanol lên quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Kết quả cho thấy ruồi giấm tiếp xúc ethanol ở nồng độ 5%-10% trong giai đoạn trước thoát kén có kiểu hình ấu trùng màu đen và chậm mở cánh sau thoát kén, thời gian bắt đầu trưởng thành chậm hơn 1 đến 3 ngày, khả năng sống sót giảm khoảng 16% đến 27%. Ngoài ra, trọng lượng trung bình cơ thể giảm mạnh so với nhóm chứng có bố mẹ không tiếp xúc ethanol. Kết quả này cho thấy tiềm năng ứng dụng của mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu các khía cạnh độc tính của việc lạm dụng ethanol. , Tóm tắt tiếng anh, Ethanol is one of the addictive substances when abused. Previous studies have proven that babies born to mothers who drink alcohol during pregnancy can have a number of health problems, including Fetal Alcohol Syndrome (FAS) with manifestations: slow growth, small body weight, low weight, craniofacial deformity. Ranganathan et al. demonstrated that drosophila is sensitive to ethanol toxicity and produce symptoms similar to those of people with FAS. In this study, we used the Drosophila melanogaster model to evaluate the effects of ethanol on their growth and development. The results showed that Drosophila treated to ethanol at a concentration of 5%-10% before pupar leaving had a black larva phenotype and delayed opening the wings, the time to start maturation was 1 to 3 days shorter, and survival was reduced by 16% to 27%. Furthermore, when compared to the control group whose parents were not exposed to ethanol, the mean body weight reduced considerably. This finding demonstrates that the Drosophila melanogaster model can be used to investigate the harmful effects of ethanol abusse.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH