Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3 /năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3 . Nguồn nước là sự sống, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của đất nước, sinh kế của người dân. Do đó, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân qua các thời kỳ. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp, đô thị chưa gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước, làm suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, thậm chí gây mất an ninh nguồn nước
Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế
Công tác quản trị nguồn nước còn yếu, chưa hiệu quả
Ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước chưa cao
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng... Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu
mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý
BVMT, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, ngày 23/6/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra mục tiêu tổng thể dài hạn, các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và yêu cầu triển khai 9 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu để bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.