Đánh giá khả năng thích ứng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở hạ nguồn sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Diễm Nguyễn, Trọng Hồng Phúc Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: AGU International Journal of Sciences, 2020

Mô tả vật lý: 86 - 95

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 410791

 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống có cùng nguồn gốc được phân phối ngẫu nhiên vào 9 vèo (4 x 2 x 1 m), nuôi thương phẩm ở ba khu vực tương ứng là nước ngọt (Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Hậu Giang), nước lợ nhẹ và lợ vừa (Bình Thạnh và Giao Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cá tra dưới ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn. Cá được cân đo ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm, sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng nuôi thương phẩm để xác định các chỉ số tăng trưởng và hiệu quả nuôi. Cá được thu mẫu máu trong các đợt để xác định các chỉ tiêu sinh hóa (nồng độ glucose trong máu), huyết học (số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin) và nội tiết (nồng độ IGF-1). Kết quả phân tích cho thấy trong điều kiện nước ngọt và lợ nhẹ thì cá tra cho tăng trưởng tốt hơn với hệ số tiêu thức ăn thấp hơn so với điều kiện lợ vừa (p<
 0,05). Nồng độ IGF-1 của cá tăng lên khi cá tra sống trong điều kiện có độ mặn tăng lên nhằm biệt hóa các tế bào ở mang để tăng khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu cá sử dụng nhiều năng lượng hơn trong điều kiện nước lợ vừa, thể hiện ở sự giảm glucose máu, tăng số lượng hồng cầu và nồng độ Hb. Kết luận: Cá tra có thể thích ứng tốt khi sự xâm nhập mặn không vượt quá điều kiện lợ nhẹ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH