Một số đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ lý của gỗ Xoài (Mangifera indica)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Nghĩa Lê, Hà Nguyễn, Thị Ánh Nguyệt Nguyễn, Ngọc Nam Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 2020

Mô tả vật lý: 105-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 411312

Gỗ Xoài có màu trắng vàng nhạt, không phân biệt giác lõi, màu sắc khá đồng nhất, độ phản quang kém. Mặt gỗ mịn, chiều hướng thớ gỗ thẳng, nhẹ và mềm, kết cấu gỗ trung bình. Vòng sinh trưởng phân biệt rõ. Trên mặt cắt ngang, bằng mắt thường hay kính lúp có thể quan sát được lỗ mạch, tia gỗ, mô mềm. Lỗ mạch phân bố theo hình thức phân tán, lỗ mạch đơn và kép, nhưng chủ yếu là lỗ mạch đơn. Lỗ mạch kép thường 2 - 3 tế bào. Đường kính lỗ mạch không đồng đều, đường kính lỗ mạch lớn theo chiều tiếp tuyến 71,42 - 100 (μm, chiều xuyên tâm 85,71 - 128,57 μm. Đường kính lỗ mạch nhỏ theo chiều tiếp tuyến 21,42 - 28,57 μm, theo chiều xuyên tâm 42,85 - 57,14 μm. Mô mềm có thể nhìn thấy với kính lúp, vây quanh mạch hình tròn, hình chóp đỉnh, hình cánh, liên kết mạch dải rộng. Tia gỗ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, Sợi gỗ có vách tế bào mỏng. Gỗ có khối lượng thể tích cơ bản γcb = 0,44 g/cm3 khối lượng thể tích khô kiệt γ0 = 0,47 g/cm3, khối lượng thể tích ở độ ẩm 12% γ12 - 0,51 g/cm3. Sức hút nước 158,85% tỉ lệ co rút (tiếp tuyến, xuyên tâm) (4,31% 2,7%) ứng suất nén dọc 34,88 (N/mm2), ứng suất uốn tĩnh 75,85 (N/mm2). Gỗ ít bị cong vênh, dễ bị biến màu trong quá trình bảo quản, gỗ tròn có hiện tượng nứt từ tâm. Thích hợp làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH