Dưới ảnh hưởng của chính sách văn hóa - xã hội của người Anh từ (1757-1914), trong xã hội Ấn Độ đã hình thành ba xu hướng chủ đạo khi quan niệm về vai trò của chế độ đẳng cấp: trong khi các nhà Hindu cải lương theo nền giáo dục Tây phương biện minh cho quan điểm chống lại sự xấu xa của đẳng cấp dựa trên nền tảng "đặc tính chủng tộc" Aryan, thì theo một xu hướng khác, các nhà dân tộc chủ nghĩa nhận thức được vai trò của đẳng cấp, đấu tranh bảo vệ chế độ này và ủng hộ phong trào "cải đạo" còn một số khác lại bảo vệ đẳng cấp và trật tự varna. Từ cuộc điều tra dân số Ấn Độ năm 1881 đến năm 1901, một loạt các thủ tục đã được đưa ra nhằm "tiêu chuẩn hóa và hệ thống hóa tên đẳng cấp". Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên việc đưa vào quá trình thực nghiệm về tính thống nhất. Đây là một trong những cơ sở đưa tới sự ra đời và phát triển của "tinh thần đẳng cấp" trong phong trào đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc từ cuối thế kỷ XIX trở đi., Tóm tắt tiếng anh, Under the influence of the British cultural-social policy from (1757-1914), in Indian society formed three mainstream trends when conception of the role of caste system: while the Hindu reform in Western education justifies a view of opposing the ugliness of caste based on Aryan "racial character", so that according to another trend, nationalists are aware the role of caste, fighting to protect this regime and supporting the "conversion" movement others protect the caste and order. From the census of India in 1881 to 1901, a series of procedures were introduced to "standardize and codify class name". This event marked the first time that the inclusion of an experiment in unity was made. This is one of the bases leading to the birth and development of "class spirit" in the movement of class struggle and national struggle from the late nineteenth century onwards.