Nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin về thực trạng nguy cơ viêm tĩnh mạch sau đặt PVC để thực hiện các cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định mức độ nguy cơ và yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi trên người bệnh điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Theo dõi dọc, viêm tĩnh mạch được chẩn đoán và phân độ theo thang điểm VIP. Phân tích sống còn (Survival Analysis) được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả: Nguy cơ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi là cao hơn khuyến cáo của INS, thời gian PVC sống sót không viêm tĩnh mạch độ 2 (VIP2) trung bình là 3,9 ± 0,1 ngày (95% CI: 3,7 - 4,1) phần lớn các PVC không có xuất hiện viêm tĩnh mạch trong 3 ngày đầu, trung bình thời gian để 75% PVC sống sót không có VIP 2 là 3,00 ± 0,154 ngày. Yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến VIP 2 là kích cỡ PVC, vị trí đặt PVC, thời gian lưu chạc ba kết nối và việc sử dụng KCl. Kết luận: Bệnh viện nên có các chính sách cải tiến liên quan đến viêm tĩnh mạch do PVC để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Bệnh viện cần ban hành các quy định, hướng dẫn sử dụng PVC một cách tối ưu, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực của bệnh viện. Ngoài ra, việc công bố và đo lường mức độ nguy cơ viêm tĩnh mạch cũng là một chỉ số để đánh giá chất lượng bệnh viện., Tóm tắt tiếng anh, To provide more information about the risk of phlebitis after insertion of PVC, to do the improvement of the quality of care in the hospital, we conducted this research with the objective which is identifying the level of risk and related factors of phlebitis after PVC insertion on inpatients in Viet Duc University Hospital. Longitudinal study, phlebitis was diagnosed and classified by VIP scale. Survival analysis was used to analyze the data. Results: risk of phlebitis after PVC insertion was higher than INS's recommendation, mean survival time for PVC without phlebitis level 2 (VIP2) was 3.9 ± 0.1 days (95% CI: 3.7 - 4.1) most of PVC didn't get phlebitis in the first 3 days, mean survival time for 75% PVC without phlebitis level 2 was 3.00 ± 0.154 days. Indepent related factors of VIP 2 were size of PVC, site of PVC insertion, time of maintaining three-way stopcock, and taking KCl. Conclusion: Hospitals should have improved policies related to PVC phlebitis to improve the quality of care for patients. Hospitals need to promulgate regulations and guidelines for optimal use of PVC, suitable to the hospital's context and resources. In addition, the dissemination and measurement of the risk of PVC related phlebitis is also an indicator to evaluate hospital quality.