Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đứt ngầm hoàn toàn gân achilles

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Lượng Nguyễn, Vũ Tuấn Anh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 226-232

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 411586

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh ở bệnh nhân đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, không nhóm chứng trên 55 bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán xác định đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương, được điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2023. Kết quả: Đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương gặp chủ yếu ở tuổi nam giới, tuổi trung niên, tuổi trung bình là 41,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 54/55. Tai nạn thể thao và sinh hoạt là 2 nguyên nhân chính chiếm tỷ lệ 70,91% và 20%. 100% BN có biểu hiện sưng đau vùng gót, sờ gân gót mất liên tục, mất gấp gan bàn chân. 100% BN có test Thompson (+). 100 % BN mất liên tục gân gót trên MRI hoặc siêu âm. Hình ảnh nhổ điểm bám ở xương gót gặp ở 3/55 BN. Hình ảnh biến dạng tam giác Kager gặp ở 35/55 BN hình ảnh mỏ xương ở xương gót gặp ở 6/55 BN. Vị trí đứt hay gặp nhiều nhất là cách điểm bám tận xương gót từ 2-3 cm (chiếm 40%) và 3-4 cm (chiếm 36,36%). 55/55 BN có đầu gân đứt bị rách tướp 8/55 BN có đầu gân đứt xơ cứng, thoái hóa. Kết luận: Đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương gặp chủ yếu ở tuổi trung niên. Tai nạn thể thao và sinh hoạt là 2 nguyên nhân chính. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu gồm: sưng đau vùng gót, sờ gân gót mất liên tục, mất gấp gan bàn chân, test Thompson (+). Vị trí đứt hay gặp nhiều nhất là cách điểm bám tận xương gót từ 2-4 cm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH