Khảo sát tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Hiền Nguyễn, Thanh Tùng Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Nội tiết và Đái tháo đường 2021

Mô tả vật lý: 43-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 411701

 Xác định tỷ lệ của rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 118 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tuổi 40- 70 (54,9 ± 9,2), thời gian trung bình đái tháo đường 9,1 ± 5,4 năm, không có dấu hiệu và triệu chứng của suy tim, không có tiền sử chẩn đoán suy tim. Chúng tôi siêu âm tim để chẩn đoán và phân loại rối loạn chức năng tâm trương thất trái theo tiêu chuẩn năm 2016 của Hội Siêu âm Hoa Kỳ. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 61 BN có rối loạn chức năng tâm trương thất trái (51,7%), giai đoạn I: 41%, giai đoạn II: 45,9%, giai đoạn III: 13,1%. Tỷ lệ nam / nữ = 0,473 (CI 95% 0,226-0,990), p <
 0,05. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái gia tăng theo tuổi: Nhóm 40- 49: 41,4%, nhóm 50- 59: 53,2%, nhóm 60- 70: 57,1%. Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ >
  10 năm có nguy cơ bị rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn so với nhóm mắc bệnh <
  5 năm (67,5% so với 38,7%, p <
 0,05). Huyết áp tâm thu, BMI, HbA1C có vẻ cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (p>
  0,05). Kết luận: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái xuất hiện sớm và thường xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái liên quan đến giới tính, tuổi, thời gian phát hiện đái tháo đường, BMI, HA tâm thu, HbA1C, ... Chúng ta nên siêu âm tim để phát hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân lớn tuổi, đái tháo đường lâu năm, kiểm soát kém, đặc biệt là nữ., Tóm tắt tiếng anh, Left ventricular diastolic dysfunction (LVDD) appears early in asymtomatic type 2 diabetes patients and often be misdiagnosed in clinical practice. Objective: The aim of this study was to determine the prevalence of LVDD in asymtomatic type 2 diabetes and clinical features and laboratory tests related. Subject and method: A cross- sectional study on 118 type 2 diabetes patients, age 40-70 (54.9±9.2), mean time diabetes 9,1±5,4 years, no signs and symtom of heart failure (HF), no history of HF diagnosis. We do echocardiography to diagnosis and classificate LVDD by the American Society of Echocardiography (ASE) 2016 critteria. Result: 61 patients have LVDD (51.7%), stage I: 41%, stage II: 45.9%, stage III : 13,1%. Odds male/female = 0.473 (CI 95% 0.226- 0.990), p 10 years have higher risk of LVDD than <
  5years (67.5% vs 38.7%, p0,05). Conclusion : LVDD appears early and frequently in type 2 diabetes. Prevalence of LVDD relate to sex, age, duaration diabetes, BMI, systolic BP, HbA1C,... We should do echocardiography to detect LVDD in elderly patients, long time of diabetes, poor control, female specially.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH