Xác định điều kiện và môi trường thay thế để nuôi cấy Bacillus spp. tạo chế phẩm vi khuẩn phục vụ xử lý nước thải

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lâm Đoàn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 103 - 110

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 411831

Với mục tiêu xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp và môi trường rẻ tiền từ các nguồn nguyên liệu sẵn có để thay thế môi trường thương mại đắt tiền Luria Bentani (LB) trong việc tạo chế phẩm vi khuẩn để xử lý nước thải, hai chủng NTB2.11 và NTB5.7 đã được phân lập từ mẫu nước thải sản xuất bún Phú Đô có một số đặc tính sinh học tốt. Nghiên cứu này bước đầu đã định danh sơ bộ chủng NTB2.11 thuộc loài Bacillus licheniformis, NTB5.7 là Bacillus subtilis bằng kít API 50 CHB. Cả 2 chủng được xác định đều phát triển tốt ở điều kiện 35oC, NTB2.11 (pH 7, 36 giờ, tỷ lệ tiếp giống 7%) NTB5.7 (pH 8, 48 giờ, tỷ lệ tiếp giống 5%). Đã chọn được môi trường thay thế là dịch chiết đậu nành 20% cho chủng NTB2.11 NTB5.7 là môi trường hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1 (v/v) của dịch chiết đậu nành (20%) và dịch chiết khoai tây (20%). Ở môi trường thay thế, NTB2.11 cho mật độ tế bào 8,5 ˟ 1010 CFU/mL, NTB5.7 là 1,9 ˟ 1010 CFU/mL cao gấp hơn 2 lần so với môi trường thương mại LB thì NTB2.11 cho mật độ tế bào 2,9 ˟ 1010 CFU/mL, NTB5.7 là 7,1 ˟ 109 CFU/mL. Chế phẩm vi khuẩn được tạo riêng rẽ của các chủng sử dụng chất mang là cao lanh, sau khi sấy cho thấy, chủng NTB2.11 có mật độ tế bào là 38,2 ˟ 109 CFU/mL tỷ lệ sống sót là 93,17% NTB5.7 là 5,6 ˟ 109 CFU/mL và tỷ lệ sống sót 88,89%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH