Đánh giá sức sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Cáy Củm với mái F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi tại Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thơm Bùi, Đức Hoan Dương, Văn Phùng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 130-138

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 411845

Gà Cáy Củm là giống gà bản địa được chọn lọc nhân thuần, có ngoại hình đặc trưng cụp đuôi, không có phao câu. Đây là nguồn gen quý hiếm, cần được nghiên cứu lai tạo nhằm tạo ra thế hệ con lai và được đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế của con lai và đáp ứng nhu cầu thị trường. Thí nghiệm đã khảo sát tổ hợp con lai [♂ Cáy Củm x ♀ (F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)] (CCRP) với 300 gà, tiến hành so sánh lô nuôi nhốt và lô bán chăn thả, mỗi lô 150 con được nhắc lại 3 lần. Kết quả cho thấy sinh trưởng gà thí nghiệm [♂ Cáy Củm x ♀ (F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)] có khối lượng bình quân khi xuất bán (16 tuần tuổi) đạt 1978,8 gam (lô nuôi nhốt) và 1850,5 gam (lô nuôi bán chăn thả). Tiêu tốn thức ăn bình quân (FCR) ở phương thức nuôi nhốt đạt 3,35 kg ở phương thức nuôi bán chăn thả đạt 3,73kg. Năng suất và chất lượng gà lai [♂ Cáy Củm x ♀ (F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)] thơm ngon, phù hợp nhu cầu thực tế, kết quả giữa lô thí nghiệm không sai khác nuôi nhốt và bán chăn thả. Riêng chỉ tiêu VCK lô nuôi bán chăn thả có cao hơn lô nuôi nhốt, còn các chỉ tiêu khác thì tương đương nhau. Hiệu quả lô thí nghiệm nuôi bán chăn thả lãi cao hơn lô thí nghiệm nuôi nhốt là 3.538.000 đồng trong cùng điều kiện thí nghiệm. Đối với giống gà lai [♂ Cáy Củm x ♀ (F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)] thì phương thức nuôi bán chăn thả phù hợp và hiệu quả nhất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH