Trong những năm gần đây, Nghệ vàng (Curcuma longa L.) đang được người tiêu dùng sử dụng rất phổ biến để làm gia vị, "mỹ phẩm" chăm sóc da và làm dược liệu. Việc xác định hàm lượng các nguyên tố kim loại, đặc biệt là các nguyên tố độc hại như Cu, Pb, Cd, As và Zn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm được chiết xuất từ củ Nghệ vàng. Bằng phương pháp ICP-MS, nghiên cứu đã xác định được hàm lượng tổng số của 24 nguyên tố kim loại trong các mẫu đất và mẫu củ Nghệ vàng thu thập tại các vị trí tương ứng của 6 xã thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đất trồng Nghệ tại các xã nghiên cứu có nguy cơ ô nhiễm Cd, Cr, Zn và Cu
chưa có dấu hiệu ô nhiễm Pb và As. Hàm lượng Cd ở cả 6 mẫu củ Nghệ vàng đều vượt quy chuẩn cho phép của Việt Nam từ 2,33 đến 3,53 lần
vượt chuẩn của WHO từ 7,8 đến 11,8 lần. Hàm lượng Zn trong củ cũng vượt quy chuẩn cho phép của WHO. Theo quy chuẩn này, hàm lượng As và Pb trong các mẫu củ Nghệ đều nằm trong ngưỡng an toàn. Mối quan hệ tuyến tính giữa hàm lượng kim loại trong đất trồng và trong củ không có ý nghĩa thống kê, do đó Nghệ vàng là loài thực vật không có khả năng tích lũy cao kim loại trong củ.