Rừng ngập mặn ở Cồn Ông Trang, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là hệ sinh thái được hình thành theo tiến trình tự nhiên, với sự phân bố của nhiều loài thực vật ngập mặn đặc trưng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các kiểu phân bố của các loài thực vật ngập mặn trong quần xã và ảnh hưởng của đặc tính thổ nhưỡng đến sự phân bố của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 loài ngập mặn thật sự thuộc 5 họ ở khu vực nghiên cứu, hầu hết các loài đều phân bố theo nhóm. Sự phân bố của 3 loài ưu thế bao gồm Mấm trắng (A. alba), Đước đôi (R. apiculata) và Vẹt tách (B. parviflora) theo mức ngập triều và thể nền khác nhau cũng được phân tích. Đây là cơ sở dữ liệu cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, bao gồm công tác quy hoạch khu vực trồng rừng và lựa chọn các loài trồng hỗn giao với nhau. , Tóm tắt tiếng anh, Mangrove forest in Con Ong Trang, Ca Mau Cape National Park is an ecosystem formed in the natural process with the distribution of typical mangrove plant species. This study aimed to identify distribution types of plant species in communities and the impact of soil characteristics on plant distribution. The results showed that there are 11 true mangrove species belonging to 5 families in the study area, and most of these species distributed aggregately. The distribution of the three dominant species, namely Avicennia alba, Rhizophora apiculata and Bruguiera parviflora, in various tide inundations and soil types was analyzed. This provided database for mangrove ecosystem development, including forestation area planning and selection of mix communities for afforestation.