Đánh giá cường độ của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế và tro bay

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Chí Nam, Lê Đức Hiển, Nguyễn Duy Tân, Võ Văn Thảo

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Xây dựng, 2022

Mô tả vật lý: 108-113

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 412699

Gần đây, nghiên cứu và chế tạo bê tông cốt liệu tái chế (RCA) đã đạt được nhiều kết quả khả thi về kỹ thuật và góp phần bảo vệ môi trường khi mà vấn đề cạn kiệt tài nguyên ngày càng cấp bách. Trong nghiên cứu này, cốt liệu tái chế (RA) là bê tông cũ được sử dụng để thay thế cho cốt liệu đá tự nhiên (NA) với các tỉ lệ khác nhau. Hỗn hợp bê tông cốt liệu tái chế được thiết kế thành phần theo phương pháp ACI truyền thống và phương pháp DMDA. Các hỗn hợp bê tông thiết kế theo hai phương pháp này được so sánh về tính linh động của bê tông ướt, cường độ chịu nén của mẫu lập phương ở 28 ngày tuổi. Ngoài ra, các hỗn hợp bê tông tái chế có sử dụng tro bay thiết kế theo phương pháp DMDA còn được đánh giá về sự phát triển cường độ theo thời gian, cường độ chịu nén các mẫu khoan trên sàn với chiều dày thay đổi và mối quan hệ giữa cường độ chịu nén với vận tốc xung siêu âm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cốt liệu tái chế làm giảm tính linh động của bê tông nhưng tro bay thì có tác động ngược lại, cường độ chịu nén của bê tông suy giảm theo tỉ lệ thay thế RA cho NA và bê tông có sử dụng tro bay phát triển cường độ chậm hơn bê tông thông thường. Mặt khác, khi đánh giá cường độ chịu nén của bê tông cốt liệu tái chế thông qua mẫu khoan trên sàn và phương pháp vận tốc xung siêu âm cũng có những ứng xử khác biệt so với bê tông chỉ có cốt liệu tự nhiên., Tóm tắt tiếng anh, Recently, the research and production of recycled aggregate concrete (RCA) has achieved many technically feasible results and contributes to environmental protection when resource depletion becomes more and more pressing issues. In this study, recycled aggregate (RA) is old concrete used to replace natural stone aggregate (NA) with different ratios. The RCA mixes are designed using the ACI method and the DMDA method. All concrete mixes were compared about fresh properties by value slump, compressive strength of the cube specimens at 28 days. Furthermore, RCA mixes using FA designed by the DMDA method were also evaluated for strength development over time, compressive strength of drilled specemens in the floor with variable thickness and relationship between compressive strength and UPV. Studying results show that RA reduces the workabilities of concrete but FA has the opposite effect. Compressive strength of concrete decreases with the ratio of RA to NA. Concrete mixes using FA develop slowly in strength. On the other hand, when evaluating the compressive strength of RCA through the drilled specimens and the upv method show different behaviors compare to types of concrete with only NA.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH