Thanh thiếu niên là một giai đoạn lứa tuổi có nhiều biến đổi nhanh chóng cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này khiến cho thanh thiếu niên dễ hình thành các hành vi nguy cơ lệch ra khỏi chuẩn mực hành vi thông thường, nhất là những chuân mực tại nhà trường. Hành vi giáo dục của bố mẹ, hay nói rộng ra là sự giáo dục của gia đình, được nhiều tác giả xem xét như một chỉ bảo quan trọng về những hành vi lệch chuân và chống đối xã hội. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên 705 thanh thiếu niên và được đo lường dựa trên hai thang đo Thang đo Hành vi làm cha mẹ (Barber và cộng sự, 2005) và Bảng kiểm Hành vi lệch chuẩn do thanh thiếu niên tự báo cáo (Elliot, Huizinga và Agenton, 1985
Junger-Tas, Terlouw và Klein, 1994
Ni-He và Marshall, 2012). Các thang đo và tiểu thang đo hành vi làm cha mẹ, hành vi lệch chuẩn ở thanh thiếu niên đều có tương quan có ý nghĩa. Các khía cạnh hành vi làm cha mẹ có vai trò dự bảo cho những biến đổi của các hành vi lệch chuẩn ở thanh thiếu niên. Vai trò này càng được khẳng định khi có sự kết hợp của một số biến độc lập như đặc điểm giới tính, môi trường trường học, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, kết quả học tập và thứ tự con trong nhà. Hành vi hỗ trợ tự chủ cao và sự kiểm soát tâm lý lỏng lẻo của bố mẹ, đặc biệt là các biểu hiện hành vi từ mẹ, dự báo sự giảm đi các hành vi lệch chuân ở thanh thiếu niên. Các giải pháp làm giảm thiểu hành vi lệch chuẩn học đường cần quan tâm đến những biến số này., Tóm tắt tiếng anh, Adolescence is a period of rapid change both physically and mentally. This makes it easy for teenagers to form risky behaviors that deviate from normal behavioral standards, especially those at school. Parents' educational behavior, or more broadly family upbringing, is considered by many authors as an important indicator of deviant and antisocial behaviour. The study was carried out by convenience sampling method on 705 adolescents and was measured based on two scales the Parental Behavior Scale (Barber et al., 2005) and the Standard Deviation Behavior Checklist by self-reported adolescents (Elliot, Huizinga and Agenton, 1985
Junger-Tas, Terlouw and Klein, 1994
Ni-He and Marshall, 2012). The scales and sub-scales of parental behavior, standard deviation behavior in adolescents are all significantly correlated. Aspects of parenting behavior play a role in predicting changes in deviant behaviors in adolescents. This role is further confirmed when there is a combination of a number of independent variables such as gender characteristics, school environment, parents' marital status, academic performance and order of children in the family. Highly autonomous supportive behavior and lax parental control, especially behavioral manifestations from the mother, predict a decrease in deviant behaviors in adolescents. Solutions to reduce school deviant behavior need to take these variables into account.