Đặc điểm mắc dị vật đường ăn ở bệnh nhân đến khám tại trung tâm y tế thị xã Bến Cát, Bình Dương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Thị The, Văn Quang Tân, Võ Thị Kim Anh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.51 *Head

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2020

Mô tả vật lý: 190-192

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 412870

Mục tiêu xác định tỷ lệ tuổi, loại dị vật, thời gian mắc dị vật và các biện pháp xử lí của bệnh nhân mắc dị vật đường ăn đến khám tại Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát, Bình Dương. Phương pháp thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, hỏi bệnh và khám lâm sàng tất cả 67 bệnh nhân mắc dị vật đường ăn đến khám tại TTYT Bến Cát từ 01/06/2017-01/05/2018. Kết quả trong 67 ca mắc dị vật đường ăn có 64 trường hợp mắc xương động vật (xương cá, xương gà) chiếm 95,51%, vỏ tôm, ghẹ 02 cas chiếm 2.98%, và tăm tre 01 cas chiếm 1.49%. Độ tuổi mắc dị vật cao nhất là từ 41-60 tuổi với 34 trường hợp chiếm 50,74%, tiếp theo là từ 21-40 tuổi với 20 cas chiếm 29,85%, từ 1-20 tuổi 11 cas chiếm 16,41%, thấp nhất là từ 61-80 tuổi với 2 cas chiếm 3%. Nghiên cứu cũng cho thấy 68,65% đến bệnh viện sau 1-2 ngày mắc dị vật, 25,37% trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện sau 3-4 ngày, 5,8% bệnh nhân đến cơ sở y tế sau 4-5 ngày. Kết luận Việc đến cơ sở y tế muộn hoặc tự xử lí theo dân gian truyền miệng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm sung huyết, áp xe hạ-họng... rất nguy hiểm. Do vậy khuyến nghị người dân khi mắc dị vật nhỏ, khó xử lí, dị vật sắc nhọn hoặc mắc ở các vị trí sâu, nguy hiểm phải đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa gần nhất để xử lí kịp thời.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH