Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vôi và silica fume đến đặc tính cơ lý của vữa xi măng sử dụng hàm lượng tro bay cao

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đàm Quang Phố, Lê Văn Quang, Trần Hoàng Văn, Vũ Việt Hưng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 691 Building materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, 2022

Mô tả vật lý: 31-39

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 412880

 Sử dụng tro bay thay thế một phần hay toàn bộ xi măng Poóc lăng trong chế tạo vữa, bê tông ngày càng thu hút được sự quan tâm trong giới học thuật và ứng dụng thực tế do các ưu điểm cả về đặc tính cơ lý và tính thân thiện môi trường của vật liệu. Tuy nhiên, với hàm lượng tro bay cao, thời gian đông kết của vữa bị kéo dài, chậm phát triển cường độ, gây giảm tiến độ thi công, và làm hạn chế tính ứng dụng của vữa. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của việc bổ sung lượng vôi (5÷30 %) hoặc silica fume (2÷10 %) đến một số tính chất của vữa, như độ linh động, thời gian bắt đầu đông kết và cường độ phát triển theo thời gian (3÷90 ngày tuổi), trong đó xi măng Nghi Sơn PC40 được thay thế bởi 60, 70 và 80 % tro bay Duyên Hải theo khối lượng, được tiến hành và so sánh đối chiếu với nhóm mẫu đối chứng (100 % PC40). Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng vôi bổ sung tối ưu để đạt được các tính chất cường độ tuổi sớm (3 và 7 ngày) và cải thiện thời gian đông kết lần lượt là 5 %
  10 %
  15 % so với tổng lượng chất kết dính tương ứng cho cấp phối vữa sử dụng tro bay là 60 %
  70 % và 80 %. Trong khi đó, tỷ lệ hợp lý lựa chọn silica fume là 6 % trong tất cả các cấp phối.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH