Mối liên quan giữa khoảng trống glycate hóa với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Lệ, Thành Minh Khánh, Vũ Quang Huy

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.4 Diseases of hematopoietic, lymphatic, glandular systems Diseases of endocrine system

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 187-193

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 412881

 Tìm ra mối liên quan của khoảng trống glycate hóa với mức độ đạm niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 104 bệnh nhân ≥18 tuổi được chẩn đoán đái tháo đường, đến khám tại phòng khám Thận, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Khoảng trống glycate hóa là hiệu số giữa HbA1C thực tế và HbA1C dự đoán dựa vào fructosamine. Sau đó, thực hiện phân tích để đánh giá mức độ tương quan với tình trạng tổn thương cấu trúc cầu thận được phản ánh qua tỉ số albumin/creatine (ACR) niệu. Kết quả Giá trị trung bình của khoảng trống glycate hóa (GG) tăng dần theo các giai đoạn muộn của bệnh thận mạn (p <
 0,05) và theo các mức độ ACR niệu từ A1-A3 (p <
 0,001). GG ≥+1 có liên quan đến ACR niệu đại thể và suy thận mạn. Những bệnh nhân có GG ≥+1 có nguy cơ có ACR niệu đại thể và suy thận mạn cao hơn những bệnh nhân có GG <
 +1, lần lượt là 2,455 lần và 2,171 lần. GG và HbA1C đo được có mối tương quan thuận với mức độ đạm niệu thông qua hệ số tương quan Spearman lần lượt là 0,343 và 0,244 (p <
 0,001). Bên cạnh đó, fructosamine, HbA1C dự đoán và GG có sự tương quan với độ lọc cầu thận ước đoán, trong đó GG có hệ số tương quan cao nhất (r=-0,303
  p <
 0,05). Như vậy, có thể thấy được GG có ưu thế trong việc đánh giá mức độ suy giảm chức năng thận và tổn thương cấu trúc màng lọc cầu thận ở các bệnh nhân đái tháo đường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH