Nằm trên tuyến giao thương hàng hải quốc tế trong nhiều thế kỷ, các nền văn minh Đông Nam Á và lối sống của các dân tộc trong khu vực chịu sử ảnh hưởng bởi tuyến giao thương quốc tế này. Quá trình đô thị hoá trải theo chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ khiến cho hình thái đô thị của các đô thị cảng thương mại và nhà ở kết hợp cửa hàng tại các đô thị cảng có tác động tương hỗ lẫn nhau. Bài báo đề cập đến các thành phố cảng Đông Nam Á và nhà ở kết hợp cửa hàng đặc trưng của các đô thị này- như một phân tích về hình thái học đô thị gắn liền với giá trị di sản kiến trúc đô thị. Sự biến chuyển về hình thái học đô thị của các thành phố cảng Đông Nam Á được mô tả theo biến thiên thời gian, thông qua phân tích hai thành phố Malacca và Hội An, để thấy được những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tiến hoá đô thị và tính liên tục, tiệm biến về văn hoá tới quá trình phát triển của loại hình đô thị này. Nhà ở kết hợp cửa hàng tại các thành phố cảng Đông Nam Á được phân thành nhiều loại, bao gồm các nhà ở liền kề, nhà ở chuyển đổi chức năng so với nguyên gốc và loại hình hỗn hợp của hai loại kể trên. Mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc đô thị của loại hình nhà ở, đô thị này. Tính thích ứng của các đô thị này trong giai đoạn hiện nay được biểu hiện qua những giá trị về văn hoá, lịch sử, di sản kiến trúc cộng sinh với những nhu cầu hiện hữu của từng đô thị., Tóm tắt tiếng anh, Located on the international maritime trade route for centuries, Southeast Asian civilizations and the lifestyles of the peoples of the region are influenced by this international trade route. Along with the process of urbanization along the centuries, the urban morphology of the commercial port cities and the shophouse in the port cities have a mutual impact. The paper focuses on the Southeast Asian port cities and their typical shophouse- as an analysis of urban morphology associated with the value of urban architectural heritage. The change in urban morphology of Southeast Asian port cities is described in time variation, through analysis of the two cities of Malacca and Hoi An, to see the factors affecting the process of progress urbanization and continuity, cultural gradual development to the development of this type of urban. Shophouse in the port cities of Southeast Asia is classified into several categories, including adjoining houses, functionalconverted houses compared to the original and mixed types of the two types mentioned above. Each country has its own policies to preserve and promote the value of urban architectural heritage of this type of housing and urban. The paper focuses on analyzing the adaptability to the reality of each city in the current period based on the values of cultural, historical, architectural heritage of symbiotic urban architecture with the existing needs of each urban.