Ảnh hưởng của bón bổ sung silic đến sinh trưởng, giải phẫu của cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus Wall.) trong điều kiện không tưới tại Hạ Hòa, Phú Thọ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Văn Phú

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 1145-1152

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 412977

Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm sinh trưởng, năng suất và giải phẫu của cây mạch môn khi được bón bổ sung silic trong điều kiện không tưới nước. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu split-plot trên đất xám bạc màu tại Hạ Hòa, Phú Thọ với 6 mức bón silic (0, 20, 30, 40, 50, 60kg SiO2/ha/năm) và hai mẫu giống mạch môn (G2 và G6). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện không tưới, sinh trưởng của mẫu giống G6 tốt hơn mẫu giống G2. Bón bổ sung silic lượng đều có ảnh hưởng tốt với cây mạch môn, tăng sự phát triển sâu và rộng hơn của bộ rễ, tăng khả năng đẻ nhánh, tăng diện tích bộ lá và chất khô tích lũy. Cấu tạo giải phẫu lá và rễ cây mạch môn cũng có sự thay đổi giúp cây hút nước và dẫn truyền tốt hơn. Tuy nhiên trên đất xám bạc màu mức bón S4 (30kg N + 30kg P2O5 + 30kg K2O + 40kg SiO2/ha) được cho là phù hợp với cây mạch môn, tại mức bón này năng suất củ mạch môn đạt cao nhất (3,7 tấn/ha), tăng 27,6% so với công thức không bón silic. Do đó, việc sử dụng bón bổ sung silic được khuyến khích nhằm làm giảm tác hại của việc thiếu nước đến sinh trưởng phát triển của cây mạch môn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH