Ngay sau khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành lại nền độc lập dân tộc và lật đổ ngai vàng phong kiến, xây dựng nền cộng hòa dân chủ. Không chấp nhận từ bỏ các đặc quyền vừa bị mất, thực dân Pháp, cũng như nhiều nước đế quốc khác, đã nhanh chóng phát động chiến tranh để tái thiết lập ảnh hưởng ở các thuộc địa cũ. Xu hướng giải thực dân hóa (decolonization), do đó, tiếp tục nổi lên và phát triển mạnh mẽ ở các nước cựu thuộc địa trong giai đoạn hậu Thế chiến II. Cũng trong bối cảnh đó, một phương thức can thiệp mới từ bên ngoài vào các quốc gia cựu thuộc địa và phụ thuộc đã hình thành và ngày càng chiếm ưu thế Chủ nghĩa thực dân mới (Neo-colonialism). Bài viết này tập trung phân tích xu hướng giải thuộc địa hóa và Chủ nghĩa thực dân mới tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ II., Tóm tắt tiếng anh, After the World War II, as a part of the national liberation movement in colonial and dependent nations around the world, the Vietnamese people have successfully carried out the August Revolution, regained the nation's independence, and overthrew the feudal throne to build the democratic republic. The imperialist countries were not willing to give up the privileges, then, launched warfare to re-establish their lost influence in former colonies. Decolonization trend, thus, continued to emerge and flourished in the former colonial countries during the post-World War II period. Also, in the context of the Cold War extended, a new mode of external intervention in former colonial and dependent countries has formed and increasingly prevailed Neo-colonialism. This study focuses on analyzing the trend of decolonization and neo-colonialism in Vietnam after World War II.