KHẢO CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÁC ĐỘNG DỘI NGƯỢC CỦA BÀI THI TỚI GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Thu Đinh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413019

 Tác động dội ngược hay ảnh hưởng của bài thi tới việc dạy và học, đã trở thành chủ đề nghiên cứu hấp dẫn ở lĩnh vực kiểm tra và đánh giá ngôn ngữ trong vòng hai mươi năm trở lại đây do ứng dụng quan trọng của những nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách và những người thực thi chính sách đảm bảo đánh giá có tính chính xác và công bằng. Hiện nay, những nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm hơn do yêu cầu cải tiến công tác kiểm tra đánh giá được Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (kéo dài đến 2025) đặt ra. Tác động dội ngược diễn ra một các tích cực hoặc tiêu cực tùy theo việc nó thúc đẩy hay cản trở hiệu quả học tập. Giáo viên được coi là nhân tố tiên phong trong cơ chế tác động. Chỉ có một mô hình về tác động dội ngược tới giáo viên được Shih (2009) đề xuất. Bài viết này nhằm khảo cứu các mô hình tác động dội ngược, bao gồm mô hình của Shih (2009), để xây dựng lên một mô hình tác động dội ngược của bài thi tới nhận thức và hành động của giáo viên. Mô hình mới này sẽ được sử dụng để khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động dội ngược trong và ngoài Việt Nam giúp tìm ra những điểm các nhà nghiên cứu đã khám phá và cả những điểm chưa được nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu trong bài viết này là định tính thông qua phân tích hơn bốn mươi tài liệu gồm nhiều thể loại như sách, luận văn, luận án, bài báo, v.v. Nội dung thảo luận chính của bài viết gồm hai phần khảo cứu các mô hình lý thuyết và khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả khảo cứu chỉ ra rằng tác động dội ngược của bài thi tới nhận thức của giáo viên liên quan tới nhận thức của giáo viên về bài thi, về năng lực ngôn ngữ của người học, về nội dung và phương pháp giảng dạy, về việc giáo viên phát triển chuyên môn. Thêm vào đó, tác động dội ngược của bài thi lên hành động của giáo viên bao gồm việc họ lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phát triển chuyên môn. Yếu tố phát triển chuyên môn là yếu tố mới trong khung nghiên cứu mới tạo ra. Điều này có ý nghĩa quan trọng làm tăng nhận thức của giáo viên về việc phát triển chuyên môn. Bài viết này mong muốn đóng góp cho việc làm rõ bức tranh về nghiên cứu tác động dội ngược của bài thi giúp các nhà nghiên cứu, giáo viên và quản lý có quan tâm đến lĩnh vực này hiểu rõ hơn tình hình nghiên cứu hiện nay., Tóm tắt tiếng anh, Washback, i.e., test effects on teaching and learning, has been emerging as an attractive research topic in language training and assessment for over the past 20 years for its significant implications of test validation and fairness for both policy-makers and practitioners. Presently, it deserves more Vietnamese researchers' interest in the context of the enactment of the National Foreign Language Project 2020 (extended to 2025), which puts language assessment as a key innovation requirement. Washback operates either positively or negatively
  i.e. promoting or inhibiting learning. Teachers are considered the precursor in the washback mechanism. There is only one washback model on the washback effects on teachers, which is proposed by Shih (2009). This paper aims to critically browse other washback models besides Shin's (2009) to generate a washback framework on teachers' perceptions and practices. Previous empirical washback research on teachers in and beyond Vietnam is, then, investigated in alignment with the aspects illustrated in the framework to point out achievements and gaps in the field. A qualitative approach of document analysis of over forty studies of differing types, i.e. books, dissertations and articles, has been adopted to reach the research aim. The discussion is divided into two major parts, including the washback models pertaining to teachers to scaffold a model for teachers' perceptions and practices, and the results in empirical research in terms of the aspects mentioned in the model. Findings show that washback on teachers' perceptions ranges from perceptions of the test itself, students' language ability, teaching contents and methodology to teachers' professional development. Plus, washback on teachers' practices concerns their selections of teaching contents and methodology in class as well as their involvement in professional development. The element of professional development can be considered a new light in the reviewed washback model. This has a significant meaning by raising teachers' awareness of developing themselves professionally. The current paper expects to contribute to elaborating the scenario of washback research for interested researchers, practitioners and policymakers not only in but beyond the context of Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH