Ảnh hưởng của việc bón kết hợp phân hữu cơ vi sinh với kẽm đến tích lũy curcumin trong củ và một số tính chất đất trồng nghệ tại Lục Nam, Bắc Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hà Văn Tú, Nguyễn Thế Bình

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 69-74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413026

Thí nghiệm được tiến hành tại xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhằm xác định hiệu quả của bón kết hợp phân hữu cơ vi sinh với kẽm đến năng suất, hàm lượng curcumin trong củ và môi trường đất trồng nghệ. Thí nghiệm gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Đất làm thí nghiệm có phản ứng chua ít, hàm lượng N, P, K dễ tiêu ở mức trung bình và nghèo, vi khuẩn tổng số chiếm nhiều nhất trong hệ vi sinh vật đất. Bón kết hợp phân hữu cơ vi sinh và kèm làm tăng năng suất của nghệ có ý nghĩa so với đối chứng chỉ bón phân hóa học N, P, K, trong đó bón 200 kg N + 300 kg O2O5 + 200 kg K2O + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 50 kg ZnSO4/ ha cho năng suất cao nhất, tăng 12,3%. Đối với năng suất của nghệ, có sự sai khác có ý nghĩa giữa có bổ sung và không bổ sung kẽm, nhưng không có sự sai khác giữa hai loại phân hữu cơ vi sinh (phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh). Hàm lượng curcumin tăng khi được bón thêm phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ vi sinh + kẽm so với đối chứng và đều vượt ngưỡng 6,5%. Khí bón kết hợp với phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ vi sinh + kẽm điều kiện môi trường đất được cải thiện, hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu, mật độ vi sinh vật đất đều tăng cao hơn so với đối chứng. Việc bón bổ sung kẽm đã làm tăng khả năng hút kẽm của cây nghệ và duy trì ổn định hàm lượng kẽm trong đất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH