Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi lắng - xói lở tại khu vực sông Gò Gia, huyện Cần Giờ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Phi Phụng, Đào Nguyên Khôi, Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Thị Diễm Thúy

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khí tượng thủy văn, 2022

Mô tả vật lý: 40-52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413072

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi xói đáy sông Gò Gia, huyện Cần Giờ. Bộ mô hình MIKE 21FM với hai mô- đun HD và MT được sử dụng để mô phỏng dòng chảy và quá trình bồi lắng-xói lở tại khu vực nghiên cứu. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mực nước và lưu lượng có độ tin cậy cao, điều này được khẳng định thông qua các chỉ số NSE và R2 đều đạt mức tốt đến rất tốt, với giá trị lớn hơn 0,83 ở cả 04 trạm thủy văn trong khu vực. Bên cạnh đó, sai số giữa nồng độ phù sa thực đo và mô phỏng đều nhỏ hơn 20% ở cả hai giai đoạn hiệu chỉnh và kiểm định. Các kết quả phân tích quá trình bồi lắng-xói lở theo hai kịch bản khi không nạo vét và khi có nạo vét cho thấy, các khu vực trong phạm vi ô nạo vét quá trình xói có xu hướng giảm và quá trình bồi có xu hướng tăng. Tại các khu vực phía trên hoặc dưới phạm vi nạo vét, có thể do vận tốc dòng chảy tăng, quá trình xói có xu hướng tăng sau khi nạo vét. Có thể thấy, quá trình nạo vét có xu hướng làm thay đổi vận tốc dòng chảy cũng như diễn biến lòng dẫn tại các khu vực xung quanh phạm vi nạo vét. , Tóm tắt tiếng anh, The main aim of this study was to evaluate the impact of dredging on the erosion and accretion processes in the Go Gia River in the Can Gio district. MIKE 21FM model with hydrodynamic and mud transport modules was applied to simulate the current and the change of bed thickness in the study area. The outcomes proved that the calibrated model has high reliability with values of Nash-Sutcliffe efficiency (NSE), coefficient of determination (R2) above 0,83 at the four monitoring stations, and the percent bias (PBIAS) between the observed and MIKE 21FM simulated suspended solids concentrations was less than 20% for two-periods calibration and validation. In comparison between two scenarios of pre-dredging and post-dredging, the results illustrated that in the dredging regions, there was an upward trend in the erosion process and conversed in the accretion process. In the locations around the dredging areas, the erosion process tends to increase due to an increase in flow velocity. It is conspicuous that the dredging activities can change the flow velocity and the morphology evolution in the areas around the dredging areas.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH