Thơ định nghĩa và thơ đố trong thơ Emily Dickinson

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Ân Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 801.95 Criticism

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 1549-1559

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413281

 Hai hiện tượng thú vị trong thơ của nữ sĩ người Mỹ Emily Dickinson (1830 - 1886), là thơ định nghĩa và thơ đố, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và phê bình trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có nhà nghiên cứu nào lý giải hiện tượng này từ góc độ ngôn ngữ mà chủ yếu nhìn từ góc độ cá nhân, sáng tạo, và khả năng tưởng tượng phong nhiêu của bà. Trong lĩnh vực Ngữ học hiện đại, Louis Hjelmslev (1899 - 1965), nhà ngữ học theo trường phái của Ferdinand de Saussure (1857 - 1913), khi hoàn thiện lý thuyết về Ngữ học và Ký hiệu học của Saussure, đã đề xuất nguyên lý khái quát hóa (principle of generalization)
  theo đó, những ký hiệu ngôn ngữ có thể bao hàm nhau ở trường nội dung (plane of content), hay cái được biểu đạt (the signified) nên chúng có thể được sắp xếp theo một trật tự/ hệ thống, và được phân loại, định nghĩa theo trật tự/ hệ thống đó. Với hệ thống phân loại này, những định nghĩa cho các ký hiệu ngôn ngữ sẽ được tạo nên. Quan sát thơ Dickinson từ góc độ ngôn ngữ này, chúng tôi nhận thấy những định nghĩa và câu đố trong hai thể loại thơ này của bà có sự biến đổi linh hoạt trong cấu trúc mà các nhà cấu trúc luận đã đề ra. Dựa vào nguyên lý ngôn ngữ nêu trên, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ tính cấu trúc của hai hiện tượng thơ nêu trên, để từ đó cho thấy hành động định nghĩa và hành động đố trong thơ của bà có liên quan đến trí tưởng tượng phong phú của Dickinson khi sáng tác., Tóm tắt tiếng anh, Two intriguing phenomena in the poetry of the American poet Emily Dickinson (1830 - 1886), definition poems and riddle poems, have long attracted the interest of researchers and critics. However, it can be seen that there has been almost no explication of the phenomena from the language perspective but principally from her individuality, creativity and capacity of imagination. In the field of modern Linguistics, Louis Hjelmslev (1899 - 1965), a follower of Ferdinand de Saussure (1857 - 1913), on developing the theory of linguistics and semiotics by Saussure, proposes the principle of generalization, which theorizes that language signs can entail each other in the plane of content (the signified)
  therefore, they can be categorized into a system / order, and so are defined accordingly. Dickinson's poetry, studied from this perspective, contains flexibility in the structure proposed by the Saussurean structuralists. Based on the aforementioned principle by Hjelmslev, this paper will clarify the formation of definition and riddle poems, through which the act of defining and riddling are proved to highlight her power of imagination in poetry.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH