Trình bày kết quả nghiên cứu về đa dạng thực vật rừng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu đã sử dụng các phưong pháp điều tra thực địa và thu mẫu phổ biến hiện nay trong điều tra chuyên ngành. Kết quả cho thấy, có tổng số 1.643 loài thực vật thuộc 592 chi, 195 họ và 5 ngành thực vật bậc cao đã được ghi nhận, trong đó 10 họ đa dạng nhất có 535 loài, với 14 loại dạng sống khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm 32 loài, thuộc 30 chi, 19 họ vào danh lục thực vật của Vườn Quốc gia Cát Bà. Năm nhóm thực vật chiếm ưu thế trong hệ thực vật là nhóm cỏ đứng (COD), nhóm cày gỗ nhỏ (GON), cây bụi (BUI), cây gỗ trung bình (GOT) và các loài cỏ leo (COL), chiếm trên 15%. Nghiên cứu cũng tiến hành phân nhóm theo giá trị sử dụng, trong đó 4 nhóm chiếm ưu thế với trên 200 loài cho mỗi nhóm, bao gồm nhóm thực vật làm thuốc
lấy gỗ, củi
làm cảnh và làm thực phẩm. Hệ thực vật noi đây có giá trị bảo tồn cao với 122 loài quý hiếm, trong đó có 68 loài được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 29 loài được ghi nhận trong Danh lục Đỏ IUCN Red List (2020), 48 loài được ghi nhận theo Nghị định số 06/2019/NĐ - CP và 42 loài được ghi nhận vào các phụ lục của công ước CITES. Đã xac định 6 kiểu rừng với các đặc điểm cấu trúc khác nhau
đây là cơ sở khoa học quan trọng cho các giải pháp quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.