So sánh mức độ tổn thương thần kinh tự chủ giữa bệnh parkinson và teo đa hệ thống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hữu Công, Võ Nguyễn Ngọc Trang

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 75-81

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413345

 So sánh mức độ tổn thương thần kinh tự chủ giữa Parkinson và MSA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 82 bệnh nhân Parkinson và 45 bệnh nhân MSA tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế từ tháng 4/2017 đến tháng 10/2019. Có 6 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ được khảo sát, bao gồm test biến thiên nhịp tim theo tư thế, theo hít thở sâu, và theo nghiệm pháp Valsalva, test biến thiên huyết áp theo tư thế, sau vận động thể lực đẳng trường và test ghi đáp ứng giao cảm da. Kết quả Nhóm MSA có bất thường thần kinh tự chủ nặng hơn nhóm Parkinson (điểm Ewing = 3,22 so với 2,02, p <
 0,001). Không có khác biệt về tỷ lệ bất thường khi khảo sát trên test biến thiên nhịp tim theo tư thế và với nghiệm pháp Valsalva (p >
 0,05). Trong khi đó, bất thường giao cảm da ở nhóm MSA (51,1%) cao hơn Parkinson (30,5%) (p=0,022). Nhóm MSA có tỷ lệ hạ huyết áp tư thế (33,3%) cao hơn Parkinson (6,1%) (p <
 0,001). Tỷ lệ bất thường test hít thở sâu và vận động thể lực đẳng trường ở nhóm MSA cũng cao hơn nhóm Parkinson (p <
 0,05). Kết luận Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh teo đa hệ thống nặng hơn so với bệnh Parkinson, Tóm tắt tiếng anh, Autonomic testing may play an important role in the differentiation of multiple system atrophy (MSA) from Parkinson's disease (PD). Objective To compare the severity of autonomic dysfunction between Parkinson's disease and multiple system atrophy patients. Methods This was a cross-sectional study, including 82 patients with Parkinson's disease and 45 patients with multiple system atrophy in International Neurosurgery Hospital. In this study, parasympathetic autonomic function was evaluated by the heart rate response to standing (3015 ratio), heart rate variability with deep breathing, and with Valsalva manuever. Sympathetic autonomic function was evaluated by the sympathetic skin response, blood pressure response to standing, and blood pressure response to isometric exercise (sustained handgrip). Results The patients were clinically classified into two groups PD (82) and MSA (45). PD and MSA patients showed similar patterns of autonomic dysfunction on heart rate response to standing and Valsalva manuever. In contrast, abnormal sympathetic skin response in PD and MSA patients was found in 30.3% and 51.1%, respectively (p=0.022). Orthostatic hypotension was more frequent in MSA (33.3%) than in PD (6.1%) (p <
 0.001). Abnormality was more frequent in MSA than PD in realated to deep breathing test and isometric test (p <
 0.05). Conclusions Autonomic function was more severe in patients with MSA than PD.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH