Nấm ceratocystis manginecansgây bệnh chết héo cây trồng lâm nghiệp và định hướng quản lý ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Minh Chí

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 46-52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413402

Các loài nấm thuộc chi Ceratocystis là một trong những nhóm sinh vật gây bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với ngành lâm nghiệp thế giới. Nấm Ceratocystis manginecans đã được ghi nhận là một trong những nguồn bệnh nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng rất lớn đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam. Chúng đã được ghi nhận là sinh vật gây bệnh chết héo trên bảy loài cây trồng lâm nghiệp gồm Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn camal, Bạch đàn uro, Sưa và Lát hoa. Hoạt động trồng rừng kinh tế của Việt Nam đã chịu những thiệt hại rất lớn bởi bệnh chết héo do nấm C. manginecans, tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên rừng trồng ngày càng nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã xác định được một số loại thuốc hóa học, thuốc sinh học, các kỹ thuật tỉa cành phù hợp góp phần hạn chế hiệu quả bệnh chết héo. Các nghiên cứu chọn giống cũng đã xác định được một số giống Keo, Bạch đàn và Lát hoa có khả năng chống chịu bệnh tốt nhưng cần tiếp tục được theo dõi trên rừng trồng. Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện quy trình phòng chống và tăng cường sự phối hợp của các chủ rừng với các nhà khoa học và cán bộ bảo vệ thực vật để quản lý hiệu quả bệnh chết héo do nấm C. manginecans, Tóm tắt tiếng anh, The fungal species of the genus Ceratocystis is one of the most serious pathogens and damaging to the world's forestry industry. Ceratocystis manginecans has been recorded as one of the most dangerous pathogens, causing a serious infection in the forestry in Vietnam. They have been reported as wilt pathogen on seven forest species, including Acacia hybrid, A. auriculiformis, A. mangium, Eucalyptus camaldulensis, E. urophylla, Dalbergia tonkinensis and Chukrasia tabularis. Vietnam's economic reforestation have suffered great damage due to C. manginecans wilt disease, and the disease incidence and disease severity in plantations is getting more serious. Some chemical, biological agents, and appropriate pruning techniques have been identified that contribute to an effective reduction in wilt disease. Some varieties of Acacia, Eucalyptus and Chukrasia tabularis have also been identified as having good resistance to the disease but should continue to be monitored in the plantation. In addition, it is necessary to soon complete the prevention process and strengthen the coordination of the owners with scientists and plant protection officers to effectively manage C. manginecans wilt disease.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH