Ảnh hưởng của biến tính nhiệt đến độ bền cơ học của gỗ thông ba lá, bạch tùng và cao su

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đặng Đình Bôi, Hoàng Văn Hòa

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 674 Lumber processing, wood products, cork

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 79-85

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413411

Công nghệ biến tính nhiệt được coi là một trong những công nghệ xử lý gỗ khá thân thiện với môi trường do không sử dụng hóa chất trong khi xử lý. Sản phẩm gỗ sau khi được biến tính nhiệt có độ ổn định kích thước cao, độ bền sinh học tăng rõ rệt so với gỗ không biến tính. Tuy nhiên độ bền cơ học của gỗ cũng bị ảnh hưởng và biến đổi theo xu hướng giảm xuống. Nghiên cứu này đã tiến hành xử lý biến tính cho 3 loại gỗ Thông ba lá, Bạch tùng và Cao su ở nhiệt độ 170oC đến 210oC trong thời gian từ 4 giờ đến 12 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gỗ Thông ba lá, gỗ Bạch tùng và gỗ Cao su sau khi xử lý biến tính nhiệt có độ bền cơ học giảm xuống khá rõ rệt.Mức độ giảm độ bền uốn tĩnh biến động từ 30% với gỗ Bạch tùng đến 40% với gỗ Thông ba lá, trong đó độ bền uốn tĩnh gỗ Cao su giảm ít nhất. Độ bền nén dọc thớ gỗ của gỗ Cao su tăng lên, trong khi độ bền nén dọc thớ của gỗ Thông và gỗ Bạch tùng giảm. Ngoài ra, độ bền cơ học của 3 loại gỗ trong nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và thời gian xử lý. Để áp dụng sản xuất thực tiễn với 3 loại gỗ này, cần căn cứ vào yêu cầu về độ bền cơ học của gỗ để xác định điều kiện xử lý biến tính cho phù hợp., Tóm tắt tiếng anh, Thermal modification technology is considered one of the environmentally friendly wood processing technologies because it does not use chemicals during processing. Thermal-modified wood has high dimensional stability, and significantly increased biological durability compared to unmodified wood. However, the mechanical properties of wood are also affected and changed with a decreasing trend. This study conducted denaturation treatment for 3 types of Benguet pine (Pinus insularis), Podocarp (Dacrycarpus imbricatus) and Rubber (Hevea brasiliensis) at the temperature of 170oC to 210oC in the period from 4 hours to 12 hours. The results showed that the mechanical properties were significantly reduced. The degree of reduction in modulus of rupture (MOR) ranged from 30% for cedar to 40% for pine, in which the MOR of rubber wood decreased the least. The compressive strength of Rubber wood was increased, while the compressive strength of Benguet pine and Podocarp decreased. In addition, the mechanical properties of the three wood species in this study depend greatly on the temperature and the processing time.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH