Mức độ trầm cảm của những hộ gia đình khi có người bị nhiễm helicobacter pylori đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thanh Toàn, Nguyễn Bá Hợp, Phạm Lê An

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 375-382

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413603

Xác định tỷ lệ nhiễm HP và các rối loạn trầm cảm của bệnh nhân theo hộ gia đình khi đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình (PK BSGĐ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên những bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày có nhiễm HP đến khám tại các PK BSGĐ Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viên Tân Phú, Phòng khám đa khoa Thành Công, Phòng khám đa khoa Tâm An từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 07 năm 2020. Sử dụng phương pháp Clotest trong nội soi dạ dày hoặc Pytest C13 để chẩn đoán HP. Để chẩn đoán trầm cảm chúng tôi sử dụng thang đo PHQ-9 bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo hộ gia đình.Kết quả Trong 65 hộ gia đình có 93 người tham gia nghiên cứu, có 68,8% nữ, tuổi trung bình là 38,8, 40,9% có người thân được xác định nhiễm HP. Đánh giá các hành vi nguy cơ lây nhiễm HP cho thấy việc sử dụng thức ăn đường phố chiếm tỷ lệ 89,3%. Trong đó, 23,7% thường xuyên ăn ngoài và 65,6% thỉnh thoảng ăn ngoài. Sử dụng chung chén đũa, ly nước với tỷ lệ lần lượt là 78,5% và 76,3%. Gắp thức ăn cho nhau trong gia đình chiếm 46,2%. Tỷ lệ hộ gia đình có 1 người nhiễm là 51,6% (p=0,013) và trên 2 người nhiễm tỷ lệ 46,4% (p=0,009). Tỷ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân nhiễm HP là 60% trong đó 23,7% mức độ nhẹ và 18,3% mức độ vừa. Kết luận Tỷ lệ nhiễm HP theo hộ gia đình tương đối cao (40,9%). Tỷ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân nhiễm HP có người thân cùng nhiễm là 60% trong đó 23,7% mức độ nhẹ và 18,3% mức độ vừa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH